1. Kiểm tra các phản xạ của trẻ:
Nếu trẻ không có các biểu hiện như KHÓC, HO, THỞ (dùng 2
ngón tay đặt trước mũi/miệng của trẻ hoặc ghé tai sát mũi/miệng của trẻ để kiểm
tra) ... Cần ngay lập tức thực hiện sơ cứu để lấy dị vật ra khỏi ống thở.
2. Các cách sơ cứu
Bước 1: Đặt trẻ nằm sấp trên cẳng tay của bạn, sao cho lòng
bàn tay bạn đỡ phần cổ của trẻ. Phần đầu của trẻ dốc xuống thấp hơn thân người
(như hình). Dùng tay xuôi xuống phần giữa sống lưng gần cổ 5 lần. Nếu trẻ vẫn
chưa nôn được dị vật ra ngoài, cần thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa trên cẳng tay của bạn, sao cho lòng
bàn tay đỡ phần gáy của trẻ. Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào ngực trẻ, ấn xuống
khoảng 2cm, rồi thả ra. Lặp lại 5 lần.
3. Ghi nhớ
Cần thường xuyên kiểm tra miệng trẻ mỗi lần vỗ/ấn xuống.
Dị vật đã trôi ra ngoài và đang ở trong miệng trẻ rồi thì dừng
sơ cứu lại ngay. Giữ nguyên tư thế,
dùng tay móc toàn bộ dị vật, đờm dãi từ
trong miệng trẻ ra ngoài.
EmoticonEmoticon