Sự công bằng trong mắt trẻ

23:31
Hay thì like nhé
Trong một gia đình, một cộng đồng mà có nhiều hơn một đứa trẻ sẽ rất dễ xảy ra xung đột, mâu thuẫn, tranh giành lẫn nhau. Câu hỏi lớn nhất của phụ huynh khi phải "trông" cùng một lúc 2 hay nhiều đứa trẻ là: "Làm sao xử kiện được chúng nó?" Cứ hễ một lúc lại có đứa chạy ra phô ba phô mẹ, vậy phải làm sao?

1. Không bắt đứa lớn nhường đứa nhỏ


Cái chuyện vô lý nhất trong cuộc đời của chúng nó chắc là chuyện phải nhường đồ gì đó cho đứa bé hơn mình. Có một miếng bánh ngon mà có 2 đứa, kiểu gì đứa lớn cũng là đứa "nhịn". Có một cái ô tô mà đứa bé đòi, đứa lớn kiểu gì cũng là đứa phải "nhường em đi con". Chính vì những thứ như thế nên ở Việt Nam, chẳng có cái gì tên là XẾP HÀNG cả, thằng nào to con hoặc to mồm hơn thì thằng đấy được lợi hơn.

Vì thế nên, hãy là người phân xử công bằng. Nếu con có một miếng bánh mà em đòi, con hãy bẻ một nửa cho em. Nếu hai con chỉ có một món đồ chơi, con hãy thử dạy em cách chơi, và chơi cùng em. Hoặc mẹ tạo ra một trò chơi khác mà không cần dùng đến đồ chơi cho cả hai con cùng chơi. Hoặc mẹ dạy con biết về quyền sở hữu.

2. Quy tắc thứ tự

Đứa đến sau luôn luôn hiểu được rằng thứ đó thực sự không thuộc về nó. Nhưng nó lại biết rằng khi nó khóc và giằng lấy, thứ không phải của mình sẽ thuộc về mình. Nên điều mà bạn cần dạy cho những bé như thế là : "Cái này là của ai hả con?" Nếu không phải của con, con không được phép đòi. Con hãy hỏi xin, nếu được đồng ý thì con lấy, không được đồng ý thì con phải chấp nhận.

Trường hợp con không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn khác đến chơi nhà, thì đó là quyền của con. Vì đồ chơi đó thuộc quyền sở hữu của con, con có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Và mẹ phải tôn trọng điều đó. Mẹ không nên nói con hư quá, con keo kiệt, con ki bo, xấu tính hay bắt con phải cho bạn chơi cùng... Mẹ có thể đợi sau này dạy con cách chia sẻ những thứ mình có cho người khác sau một cách dần dần.

3. Trấn an con


Nếu con là người bị bắt nạt, bị trêu ghẹo, bị giành mất đồ chơi... và con vô cùng ấm ức, tìm đến mẹ như một cây tùng cây bách của con thì sao? Mẹ đừng-bao-giờ thay con đi tìm bạn kia để đòi công bằng giùm. Mẹ chỉ nên nói với con rằng: "Con thấy bạn làm thế là đúng hay sai?" Nếu bạn sai, mình đừng làm giống như thế. Sau đó, mẹ có nói chuyện phải trái với bạn kia hay không thì con cũng cảm thấy nhẹ lòng rất nhiều rồi.
Sự công bằng trong mắt trẻ Sự công bằng trong mắt trẻ
910 1

Bài viết Sự công bằng trong mắt trẻ


Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »