1. Hoạt động chủ đạo
- KN HĐCĐ: là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những
biến đổi chủ yếu nhất trong quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của
nhân cách trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó.
- Hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi: Hoạt động với đồ vật.
- Ý nghĩa:
• Nhờ có hoạt động này, chức năng của các đồ vật lần đầu
tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ, trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ,
kích thích trẻ tìm tòi, khám phá -> Nắm được chức năng của đồ vật, biết được
phương thức và hành động với đồ vật theo kiểu người -> Quá trình tâm lý của
trẻ phát triển, đặc biệt là trí tuệ
• Trẻ nắm được phương thức sử dụng đồ vật trong sinh hoạt hằng
ngày thì đồng nghĩa trẻ cũng lĩnh hội được các hành vi, quy tắc trong xã hội, một
bước phát triển quan trọng trong quá trình học làm người của trẻ.
• Yêu cầu: đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ được hoà nhập với
thế giới thật, và đồ dùng thật, hoặc ít nhất đồ chơi mô phỏng cũng giống đồ thật
từ 70% . Để qua đó trẻ không chỉ học được hình dáng, màu sắc, mà còn là chất liệu,
độ thô nhám, trọng lượng… qua xúc giác, đây là điều mà đồ chơi gỗ, nhựa thông
thường không làm được. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không có khả năng bao quát trẻ an
toàn, thì có thể sử dụng đồ chơi an toàn để kích thích thị giác và hoạt động
cho trẻ.
2. Ngôn ngữ của trẻ ấu nhi
- Trẻ trong giai đoạn này bắt đầu phát triển về ngôn ngữ.
Đây là thời kỳ lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra đặc biệt có hiệu quả. Trẻ tiếp cận, nắm
bắt, bắt chước ngôn ngữ thông qua khẩu hình miệng: Môi, lưỡi, răng… và âm phát
ra của người lớn. Do vậy, người lớn nên chú ý đến cách nói chuyện của mình với
trẻ: Chậm, rõ ràng, nhắc lại nhiều lần để trẻ có thể học được.
- Ngôn ngữ phát triển theo 2 hướng: Hoàn thiện sự thông hiểu
lời nói của người lớn, hình thành ngôn ngữ tích cực cho trẻ.
3. Tư duy của trẻ ấu nhi
- Tư duy của trẻ ấu nhi là tư duy trực quan hành động, đó là
những biểu hiện gắn chặt với hành động trong những tình huống cụ thể.
VD: Trẻ ở giai đoạn trước mặc nhiên nghe lời người lớn,
nhưng trẻ ấu nhi đã biết biểu thị ý muốn nội tâm của mình. Trẻ không muốn ăn sẽ
mím môi, ngậm miệng, quay mặt đi, đẩy thìa ra.
- Hoạt động với đồ vật trong giai đoạn này sẽ giúp phát triển
tư duy, trí tuệ, trí nhớ của trẻ.
- Trẻ lưu giữ mọi thứ thông qua hình ảnh của chúng trong
não, vì thế nên trẻ có quy tắc về thứ tự, vị trí không gian và thời gian rất
chính xác. Maria Montessori đã gọi là sự nhạy cảm về tính trật tự, hay “Tính trật
tự thần bí”. Thể hiện ở chỗ, Khi có sự thay đổi vị trí của đồ vật, trẻ nhanh
chóng nhận ra
=> Bố mẹ, cô giáo có thể dạy trẻ ngăn nắp bằng việc tự mình để
đồ đã lấy về chỗ cũ. Trẻ ghi nhớ thời gian rất tốt dù chưa biết giờ và phút, vì
thế nên khi bố mẹ hẹn trẻ giờ đón trẻ với trẻ (Ví dụ 4h mẹ đón, 4h30 bố đón…,)
đến đúng khoảng giờ đó trẻ sẽ sinh tâm lý mong ngóng, do đó bố mẹ nên giữ lời
và cần hẹn đúng giờ thay vì nói chung chung (mẹ sẽ đón sớm, chiều nay mẹ đón…)
- Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về
thuộc tính đồ vật:
• Đầu tuổi ấu nhi: Trẻ chỉ nhận biết được một dấu hiệu nào
đó của đồ vật
• Cuối tuổi ấu nhi: Tri giác tăng lên rất nhanh, tinh vi và
hoạt thiện hơn.
VD: Đầu tuổi ấu nhi trẻ cầm ô tô đồ chơi chỉ nhìn, gặm, sờ
bánh xe rồi ném đi để xem sau khi ném thì điều gì xảy ra. Nhưng cuối tuổi ấu
nhi, trẻ đã có thể chơi móc nối các ô tô lại với nhau thành đoàn tàu, xếp ô tô
nhỏ lên ô tô lớn để chở đi vì hiểu được ý nghĩa di chuyển của ô tô.
Tiền đề của sự hình thành nhân cách trẻ ấu nhi
1. Sự hình thành thế giới nội tâm
- Biểu hiện cụ thể là trẻ không còn thụ động làm theo người
lớn
- Khi lên 2 tuổi trẻ bắt đầu biết suy nghĩ, ghi nhớ: Trí nhớ
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của trẻ, giúp thế giới nội tâm của trẻ
được hình thành.
VD: Trẻ học thuộc bài hát, bài thơ rất dài rất nhanh, thậm
chí nhanh hơn người lớn
- Trẻ bắt đầu hình thành một cấu tạo tâm lý bên trong có tác
dụng chi phối hành vi. Tuy nhiên những hành vi của trẻ chưa có tính xác định
như người lớn, do đó trẻ bắt chước các hành động của người lớn làm. Cuối tuổi ấu
nhi, trẻ hình thành hành động có mục đích bằng lời nói, thể hiện ý muốn chủ
quan của bản thân rõ ràng hơn.
- Trẻ bắt đầu hình thành những hình thái cảm xúc rõ ràng:
Vui vẻ hớn hở hay buồn bã. Do đó để dạy trẻ về các hành vi tốt, bố mẹ nên khen
khích lệ trẻ khi trẻ làm được nó. Đồng thời, khi trẻ nỗ lực để chuyển hoá bản
thân, sửa sai thì bố mẹ cũng nên khen trẻ để lần sau trẻ không tái phạm.
2.Sự xuất hiện tự ý thức: Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách: Xuất hiện lúc trẻ lên 3.
• Trẻ tự ý thức được mình là một con người độc lập:
• Trẻ biết tên mình, xưng hô “tớ, con, mình, cháu” ở ngôi thứ
nhất
• Biết được về sự sở hữu: Mắt của con, mắt của mẹ…
• Trẻ thích khẳng định bản thân làm được và không muốn nhờ
người lớn làm giúp.
• Trẻ tự đánh giá được việc làm của mình là đúng hay sai, được
làm hay không được làm.
3. Nguyện vọng độc lập, TANTRUM, và khủng hoảng tuổi lên 3:
Biểu hiện:
• Muốn tự mình làm mọi việc
• Muốn được làm theo điều mình suy nghĩ và mong muốn
• Trẻ xuất hiện: Ích kỷ, lì lợm, không nghe lời, bướng bỉnh.
Khi những việc trẻ không vừa ý bắt buộc phải xảy ra (Mẹ không cho phép trẻ làm
việc gì đó) thì trre sẽ ném vứt đồ đạc, đánh đấm cấu cắn, gào khóc ăn vạ, giật
tóc những người xung quanh… để thể hiện cơn giận dữ của mình.
• TANTRUM xảy ra khi trẻ ở 18-24 tháng, bé hay làm nũng, vòi
vĩnh, quấy khóc ăn vạ và đòi bế dù đã biết đi… và có những đòi hỏi kì quặc bằng
được, không được thì nằm lăn ra khóc, đập chân tay, đồ đạc…
Biện pháp:
• Tôn trọng tính độc lập của trẻ
• Yêu thương trẻ, chấp nhận một vài đòi hỏi của trẻ nếu bố mẹ
có thể đồng ý được: Con đòi được cầm đũa, cầm dĩa trong khi ăn thay vì cầm
thìa, con đòi được cầm chổi lau nhà… dù còn vụng về.
• Bé trong giai đoạn TANTRUM thì chưa hiểu sâu sắc về sự
đúng sai, nên bố mẹ không cần giải thích quá nhiều cho bé, chỉ thể hiện rõ ràng
quan điểm của mình: ĐỒNG Ý, KHÔNG ĐỒNG Ý và nhất quán với quan điểm đó
Không-là-không. Bé sẽ khóc và ăn vạ ghê gớm vài lần, nhưng rồi sẽ hiểu là thứ
đó là không được, sẽ giảm nhẹ TANTRUM. Còn khủng hoảng tuổi lên ba do giai đoạn
TANTRUM chưa xử lý triệt để, dẫn đến từ 3 tuổi trở đi, ý thức về cái tôi của bé
rõ ràng hơn, bé sẽ càng bộc lộ thêm nhiều hành vi xấu để thể hiện cái tôi của
mình.
• Không áp đặt, bắt trẻ làm theo ý của mình, tạo điều kiện để
trẻ bộc lộ cảm xúc của mình, giãi bày mong muốn, tình cảm, nguyện vọng của mình
một cách tự nhiên, chân thật, và bình tĩnh.
• Cần kiên trì với những hoạt động của trẻ, khi muốn trẻ
hoàn thành nó tốt hơn cần khuyến khích động viên.
• Lời khen chỉ có ý nghĩa khi nó là lời khen vào thời điểm kết
thúc quá trình (chuyển hoá thành người tốt sau khi ăn vạ xong, làm một việc tốt
hơn lần trước…), nghĩa là khen cả quá trình lao động của trẻ
• Trẻ rất có đam mê và hứng thú với công việc mới giống như
người lớn thường làm, do đó muốn đổi hoạt động cho trẻ cần nói trước với trẻ và
lắng nghe ý kiến, mong muốn của trẻ.
EmoticonEmoticon