Hiểm hoạ từ đậu nành

23:35
Hay thì like nhé
Hầu hết chúng ta đều nghe nói là đậu nành rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng nghe có vẻ nó sai sai khi truyền thông tung hô ăn theo quá nhiều và tưởng chừng như đậu nành trở thành sản phẩm thần thánh. Đậu nành có thực sự tốt đến thế không? Nó có gây hại gì cho sức khoẻ không?
Nếu bạn tìm đọc các bài viết khoa học nghiên cứu về đậu nành thì câu trả lời sẽ là CÓ.


1. Đậu nành biến đổi gen GMO

Hơn 90% đậu nành Mỹ là đậu nành biến đổi gen. 1996 là năm ra đời các sản phẩm biến đổi gen, người ta đã phát hiện ra trẻ em nhẹ cân hơn, người lớn vô sinh nhiều hơn, và nhiều vấn đề khác ở Mỹ. Tác động gây ra từ đậu nành GMO là DỊ ỨNG, VÔ SINH, DỊ TẬT BẨM SINH, TỬ VONG cao lên gấp 5 lần.

2.Thuốc bảo vệ thực vật

Nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp tìm thấy ở trên cây đậu nành rất nhiều thuốc diệt cỏ hoá học, chẳng hạn Glyphosate, có khả năng gây ung thư.

3. Chất gây hại cho cơ thể trong đậu nành hữu cơ

Trong đậu nành trồng hữu cơ tự nhiên cũng có chứa “antinutrients” (chất chống hấp thu chất dinh dưỡng) như saponin, soyatoxin, phytat, chất ức chế trypsin , goitrogens và phytoestrogen.
Đậu nành phải được ủ lên men sẽ phá vỡ được các chất antinutrient này và cơ thể của bạn mới hấp thu được chất dinh dưỡng tốt từ đậu nành. Tuy nhiên, chúng ta hầu như ít dùng các sản phẩm từ đậu nành lên men, mà là đậu nành chưa lên men, ví dụ như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ, giá đỗ, TVP (textured vegetable protein, một loại chế phẩm từ đậu nành)

10 ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể của đậu nành chưa lên men

1. Phytate: Giảm khả năng hấp thu canxi, magie, đồng, kẽm, sắt . Axit phytic không được trung hoà bằng cách nảy mầm thành giá đỗ hay nấu chín kĩ, chỉ có thể trung hoà được bằng cách lên men nhiều tháng dài. Bữa ăn có nhiều phytate gây ra nhiều vấn đề về tăng trưởng của trẻ.

2. Chất ức chế trypsin: Cản trở tiêu hoá proteinl, có thể gây ra rối loạn tuyến tuỵ.

3. Goitrogen: Ngăn cản tổng hợp hocmon tuyến giáp

4. Hemaglutinin: Chất làm đông máu, nếu máu đông lại thành từng cục trong huyết mạch thì sẽ làm giảm khả năng hấp thu oxi của cơ thể.

5. Khả năng tổng hợp vitamin D: Các thực phẩm từ đậu nành làm tăng nhu cầu về Vitamin D của cơ thể. Do đó các nhà sản xuất các chế phẩm từ đậu nành sẽ thêm vào các vitamin D2 nhân tạo vào sữa đậu nành (đó là một dạng độc của vitamin D)

6. Vitamin B12: Đậu nành có chứa một hợp chất tương tự Vitamin B12 mà cơ thể không thể hấp thu được.

7. Protein biến tính: Protein Fragile được biến tính trong quá trình xử lý nhiệt độ cao làm cô lập protein đậu nành. Các hình thức xử lý bằng hoá học làm cho đậu nành sinh ra lysinoalanine độc hại và chất nitrosamine gây ung thư cao.

8. MSG: MSG hình thành trong trong quá trình chế biến, cộng với MSG trong bột ngọt thường được thêm vào trong chế biến tạo ra mùi khó chịu cho đậu nành.

9. Phytoestrogen / Isoflavones:Ngăn chặn Estrogen bình thường của cơ thể, phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh, tăng nguy cơ ung thư vú.

10. Nhôm, Mangan: Đậu nành chứa một lượng nhôm gây hại cho hệ thần kinh, thận, Mangan tàn phá hệ thống trao đổi chất chưa trưởng thành của trẻ nhỏ.

Chất ngăn cản hấp thu chất dinh dưỡng ở đậu nành khá mạnh. Nếu phụ nữ uống 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày có thể làm thay đổi chu kì kinh nguyệt của họ. Nhưng nếu bạn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sử dụng sữa đậu nành, hiệu ứng này được gấp lên 1000 lần. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức làm từ đậu nành có estrogen lưu thông trong cơ thể nhiều hơn 20000 lần so với trẻ không ăn. Vì thế đừng bao giờ cho trẻ uống nó.

Thế nhưng ĐẬU NÀNH LÊN MEN lại là một câu chuyện khác hoàn toàn, và nó có thể là một thực phẩm có lợi cho bữa ăn của bạn. Đậu nành lên men cung cấp Vitamin K2 (kết hợp với Vitamin D) cần thiết để ngăn ngừa loãng xương, bệnh tim mạch, mất trí nhớ, và các loại ung thư khác nhau.
Các sản phẩm từ đậu nành lên men truyền thống bao gồm:
Natto, Súp Miso, Tempeh, nước tương lên men từ đậu nành.

Nguồn: Giáo sư Joseph Mercola 
Hiểm hoạ từ đậu nành Hiểm hoạ từ đậu nành
910 1

Bài viết Hiểm hoạ từ đậu nành


Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »