Hiển thị các bài đăng có nhãn me-va-be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn me-va-be. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách làm playdough (đất nặn) từ bột mì của Mẹ Kem

23:39 Thêm bình luận
Mình khuyên chỉ cho bé từ hơn 15 tháng chơi đất nặn nhé, vì khi đó bé đã có thể phân biệt đâu là thức ăn và nghe hiểu lời người lớn dặn là ko được ăn

Nếu bé nào đã hiểu được sớm hơn thì dĩ nhiên mẹ có thể làm cho bé chơi, và lưu ý là mẹ hoặc người lớn trong nhà nên chơi cùng bé để giám sát và dặn dò bé nhé, tuy làm bằng bột mì, lành tính hơn đất nặn bán sẵn, nhưng cũng ko được nuốt nhé


Nguyên liệu gồm có
400gr bột mì
150gr muối
Nửa lít nước lọc
2 muỗng canh dầu ăn
1 muỗng cà phê bột nở
Màu thực phẩm

Ưu điểm là dễ làm, rẻ tiền, mẹ có cơ hội tự tay làm cho bé chơi, chơi xong có thể cho vào hộp kín hay màng bọc thực phẩm để cất vào tủ lạnh, lần sau lấy ra hâm lại bằng chảo hoặc tiện hơn là hâm bằng lò vi sóng
Sau khi chơi nhớ rửa tay cho bé nha



Tại sao trẻ con thích chui gầm bàn?

23:38 Thêm bình luận
Hôm nay ở lớp các cô kê bàn ghế cho lũ nhóc đọc truyện, một lúc sau bàn đó không còn ai ngồi nữa. Bạn Voi chui xuống gầm bàn nằm một lúc lâu sau khi phát hiện ra nó hoàn toàn thuộc về mình và bị cô "bắt được" . Rõ ràng trong trường hợp ấy cô sẽ phải bảo bạn đi ra, nhưng không phải là ép buộc như cách mọi người vẫn thường làm, vì hiển nhiên con chưa gặp bất kì điều gì nguy hiểm tại thời điểm đó, nhưng lại có rất nhiều nguy cơ sưng đầu kẹp tay đánh nhau... Thế nên cô T đã làm như sau:


Cô gõ bàn mà bạn đang nằm:
"Cốc cốc.... Có ai ở trong đó không? Tôi là người của đội cứu hộ đây...."
"Có tôi. Tôi đang ở dưới này đây."
Tự nhiên thêm 2 bạn nữa chui vào: "Còn tôi nữa" "cả tôi nữa"
"Các anh ở dưới đó làm gì đấy?"
"Ở dưới này rất vui". "Không ai nhìn thấy chúng tôi." "Dưới này tối lắm"
"Chúng tôi sắp đổ rất nhiều đất xuống đây, nếu các anh không ra ngoài ngay, các anh sẽ bị chìm trong đất mất. Đưa tay đây, chúng tôi sẽ kéo các anh ra"
Sau khi chui hết ra ngoài cô lại hỏi tiếp:
"Các anh an toàn cả chứ? Không ai bị thương chứ?"
"Vâng"
"Vậy các anh gấp bàn đi cất nhé"
"Vâng"
Rồi chúng tự cất bàn đi vui như tết :)))
Là đứa trẻ để hiểu trẻ, giáo dục sẽ không còn gánh nặng.

Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

Con không thích cất truyện đâu...

23:37 Thêm bình luận
Moon là bạn nhỏ 4 tuổi ngang bướng kinh khủng khiếp và thích làm ngược lại tất cả mọi thứ mà cô giáo bảo. Mẹ nào có case con bướng thì vào hóng cùng cho vui nha. Biết đâu học được điều gì đó.
Hôm nay lúc dọn đồ chơi, cô Trang bảo Moon cất truyện lên đi con, mình hết giờ đọc truyện rồi, tất cả các bạn khác đều cất trừ con (dĩ nhiên rồi, mình thích thì mình ôm truyện thôi) và bĩu môi làm mặt xấu, dứt khoát không chịu cất. Trong trường hợp bình thường, nếu chưa học Reggio rất dễ mất bình tĩnh nếu trẻ ngang ngược như thế. Và con chắc cũng thường xuyên làm như thế troll các cô, rồi bị các cô cưỡng bức giật quyển truyện đi rồi khóc đành đạch (em đoán vậy).



Nên cô Trang dùng kế mềm nắn rắn buông, không thích cất thì mình tạm thua vậy:
"Moon đang đọc dở truyện à con? Truyện gì đấy con?"
"Truyện em bé bị quạ cắp đi =)))) "
"Con đang đọc đến đây à? Cô đọc tiếp cho nhé"
"Vâng" Các bạn khác thấy thế cũng xúm vào nghe.

Sau đó cô Trang đọc hết phần truyện đó cho Moon (quyển truyện cực dày nha, phải có khoảng 5 7 truyện gì ấy, nhưng chỉ đọc truyện mà con đang đọc dở thôi là dừng lại) "Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi. Chúng mình cất truyện đi, mai lại đọc nhé"
"Vâng ạ" , rồi Moon đưa truyện cho cô mà chẳng còn luyến tiếc gì nữa <3
Kết luận: Việc chúng ta cưỡng bức kết thúc một hoạt động đang còn dang dở của con là một sự đả kích mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ.
Trước khi muốn trẻ dừng một hoạt động nào đó, ta cần thông báo cho con là "Còn 5, 10 phút nữa là hết giờ, chúng mình chuẩn bị cất nhé", "Còn 2 phút nữa thôi, các bạn sẵn sàng dọn dẹp để làm hoạt động... chưa?" , "Hết giờ rồi, mình cất đồ chơi thôi nào" .
Nếu con vẫn còn luyến tiếc chưa muốn dừng, hãy nhập cuộc,. cùng con vẽ đoạn kết cho trò chơi ấy, và hứa hẹn sự tiếp diễn vào một thời điểm nào đó khác nữa để con không cảm thấy hụt hẫng, mất mát.

P.s: Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ vì đt em hết pin không up được ảnh lên =)))

Hưng phấn không thích hợp ở trẻ nhỏ

23:36 Thêm bình luận
Trẻ hay cáu gắt, khóc mếu, hay không chịu làm bất cứ việc gì cả, cũng chẳng chịu ăn, chỉ chịu mỗi ăn vạ. Nhiều bố mẹ đã tự đặt dấu chấm hỏi to bự trên đầu và không biết tìm câu trả lời ở đâu vì con không có biểu hiện nào cụ thể ra bên ngoài cả. Vậy thì tại sao con lại bỗng nhiên thay đổi đến như thế, ngoại trừ các lý do con đang trong wonderweek, con đang khủng hoảng tuổi lên ba…

1. Trẻ bị ốm 


- Trẻ bị bệnh hoặc chớm bị bệnh nhưng chưa có dấu hiệu ra bên ngoài sẽ có những thay đổi trong hoạt động hệ thần kinh: Giảm khả năng hoạt động của hệ thần kinh, thay đổi trạng thái hưng phấn, trông có vẻ mệt mỏi, kém ăn, hay cáu gắt, không thích chơi như thường ngày.

2. Nhu cầu sinh lý không được đáp ứng

- Trẻ có nhiều nhu cầu khác nhau như nhu cầu sinh lý, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được cảm thấy an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự khẳng định. Trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu cơ bản, đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi này. 

- Nhu cầu sinh lý gồm: Ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể, quần áo, vệ sinh môi trường… không được đáp ứng sẽ dẫn tới khó chịu, bực bội, cáu gắt. Một số trẻ rất nhạy cảm với việc thời tiết thay đổi: Gió lớn hơn, trời nóng hơn hoặc lạnh hơn, gió heo may mùa thu, trời sắp mưa… và cáu gắt vì điều đó.

3. Đói vận động

- Phần lớn trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn, hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. 

- Trẻ đói vận động còn giảm quá trình oxy hoá trong cơ thể, giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp

- Sự thiếu vận động do không đảm bảo các điều kiện cho trẻ vận động tích cực, không đủ kích thích cho trẻ hoạt động => Vỏ não giảm khả năng làm việc trong thời gian dài, trẻ chỉ được hoạt động trong các điều kiện không đổi, tiếp nhận tác động như nhau, do đó vốn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm tích luỹ nghèo nàn.

4. Đói giao tiếp

- Giao tiếp là nhu cầu đặc biệt, xuất hiện sớm ở trẻ.

- Trẻ có 2 dạng giao tiếp: giao tiếp với người lớn, giao tiếp với bạn. 

• Giao tiếp với người lớn: Đáp ứng nhu cầu tiếp xúc, trao đổi tình cảm, nhu cầu hoạt động với đồ vật, nhận thức, kinh nghiệm khi giao tiếp với người lớn sẽ được sử dụng để giao tiếp với bạn. 
• Giao tiếp với bạn: có ý nghĩa quan trọng, thường tạo cảm xúc tột đỉnh ở trẻ mà không gì có thể thay thế được. 

ð Không đáp ứng nhu cầu giao tiếp nghĩa là không đảm bảo điều kiện phát triển tâm lý của trẻ, ảnh hưởng đến quá trình thần kinh.

5. Trẻ mệt mỏi

- Mệt moi là kết quả của sự căng thẳng của cơ thể khi phải tập trung vào hoạt động nào đó quá lâu hoặc điều kiện không đảm bảo 

- Trẻ mệt mỏi, khả năng tiến hành các hoạt động phức tạp bị giảm sút, trẻ không thể điều khiển được những vận động thô, không thể tập trung vào hoạt động và hành động của trẻ trở nên đơn điệu, nhàm chán. Ngoài ra, khi quá mệt mỏi, trẻ sẽ có biểu hiện ngủ không ngon, quấy khóc, bướng bỉnh. 

- Sự mệt mỏi xuất hiện vào những thời điểm khác nhau, ở mức độ khác nhau, phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ, đặc điểm hệ thần kinh, tính chất và thời gian hoạt động với mỗi trẻ, nội dung, phương pháp, các điều kiện tổ chức hoạt động của người lớn.
Để tạo điều kiện cho hệ thần kinh của trẻ hoạt động bình thường, cần giúp trẻ nghỉ ngơi tốt, tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Hiểm hoạ từ đậu nành

23:35 Thêm bình luận
Hầu hết chúng ta đều nghe nói là đậu nành rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng nghe có vẻ nó sai sai khi truyền thông tung hô ăn theo quá nhiều và tưởng chừng như đậu nành trở thành sản phẩm thần thánh. Đậu nành có thực sự tốt đến thế không? Nó có gây hại gì cho sức khoẻ không?
Nếu bạn tìm đọc các bài viết khoa học nghiên cứu về đậu nành thì câu trả lời sẽ là CÓ.


1. Đậu nành biến đổi gen GMO

Hơn 90% đậu nành Mỹ là đậu nành biến đổi gen. 1996 là năm ra đời các sản phẩm biến đổi gen, người ta đã phát hiện ra trẻ em nhẹ cân hơn, người lớn vô sinh nhiều hơn, và nhiều vấn đề khác ở Mỹ. Tác động gây ra từ đậu nành GMO là DỊ ỨNG, VÔ SINH, DỊ TẬT BẨM SINH, TỬ VONG cao lên gấp 5 lần.

2.Thuốc bảo vệ thực vật

Nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp tìm thấy ở trên cây đậu nành rất nhiều thuốc diệt cỏ hoá học, chẳng hạn Glyphosate, có khả năng gây ung thư.

3. Chất gây hại cho cơ thể trong đậu nành hữu cơ

Trong đậu nành trồng hữu cơ tự nhiên cũng có chứa “antinutrients” (chất chống hấp thu chất dinh dưỡng) như saponin, soyatoxin, phytat, chất ức chế trypsin , goitrogens và phytoestrogen.
Đậu nành phải được ủ lên men sẽ phá vỡ được các chất antinutrient này và cơ thể của bạn mới hấp thu được chất dinh dưỡng tốt từ đậu nành. Tuy nhiên, chúng ta hầu như ít dùng các sản phẩm từ đậu nành lên men, mà là đậu nành chưa lên men, ví dụ như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ, giá đỗ, TVP (textured vegetable protein, một loại chế phẩm từ đậu nành)

10 ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể của đậu nành chưa lên men

1. Phytate: Giảm khả năng hấp thu canxi, magie, đồng, kẽm, sắt . Axit phytic không được trung hoà bằng cách nảy mầm thành giá đỗ hay nấu chín kĩ, chỉ có thể trung hoà được bằng cách lên men nhiều tháng dài. Bữa ăn có nhiều phytate gây ra nhiều vấn đề về tăng trưởng của trẻ.

2. Chất ức chế trypsin: Cản trở tiêu hoá proteinl, có thể gây ra rối loạn tuyến tuỵ.

3. Goitrogen: Ngăn cản tổng hợp hocmon tuyến giáp

4. Hemaglutinin: Chất làm đông máu, nếu máu đông lại thành từng cục trong huyết mạch thì sẽ làm giảm khả năng hấp thu oxi của cơ thể.

5. Khả năng tổng hợp vitamin D: Các thực phẩm từ đậu nành làm tăng nhu cầu về Vitamin D của cơ thể. Do đó các nhà sản xuất các chế phẩm từ đậu nành sẽ thêm vào các vitamin D2 nhân tạo vào sữa đậu nành (đó là một dạng độc của vitamin D)

6. Vitamin B12: Đậu nành có chứa một hợp chất tương tự Vitamin B12 mà cơ thể không thể hấp thu được.

7. Protein biến tính: Protein Fragile được biến tính trong quá trình xử lý nhiệt độ cao làm cô lập protein đậu nành. Các hình thức xử lý bằng hoá học làm cho đậu nành sinh ra lysinoalanine độc hại và chất nitrosamine gây ung thư cao.

8. MSG: MSG hình thành trong trong quá trình chế biến, cộng với MSG trong bột ngọt thường được thêm vào trong chế biến tạo ra mùi khó chịu cho đậu nành.

9. Phytoestrogen / Isoflavones:Ngăn chặn Estrogen bình thường của cơ thể, phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh, tăng nguy cơ ung thư vú.

10. Nhôm, Mangan: Đậu nành chứa một lượng nhôm gây hại cho hệ thần kinh, thận, Mangan tàn phá hệ thống trao đổi chất chưa trưởng thành của trẻ nhỏ.

Chất ngăn cản hấp thu chất dinh dưỡng ở đậu nành khá mạnh. Nếu phụ nữ uống 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày có thể làm thay đổi chu kì kinh nguyệt của họ. Nhưng nếu bạn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sử dụng sữa đậu nành, hiệu ứng này được gấp lên 1000 lần. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức làm từ đậu nành có estrogen lưu thông trong cơ thể nhiều hơn 20000 lần so với trẻ không ăn. Vì thế đừng bao giờ cho trẻ uống nó.

Thế nhưng ĐẬU NÀNH LÊN MEN lại là một câu chuyện khác hoàn toàn, và nó có thể là một thực phẩm có lợi cho bữa ăn của bạn. Đậu nành lên men cung cấp Vitamin K2 (kết hợp với Vitamin D) cần thiết để ngăn ngừa loãng xương, bệnh tim mạch, mất trí nhớ, và các loại ung thư khác nhau.
Các sản phẩm từ đậu nành lên men truyền thống bao gồm:
Natto, Súp Miso, Tempeh, nước tương lên men từ đậu nành.

Nguồn: Giáo sư Joseph Mercola