Không thể phủ nhận mức độ phủ sóng của điện thoại thông
minh, TV, máy tính bảng ở khắp mọi gia đình. Cấm thì không được, nên phải có luật
lệ thôi.
1. Khoảng cách chuẩn
Trước khi chuẩn bị cho trẻ xem TV, cần kiểm tra chỗ ngồi của
trẻ có phù hợp về khoảng cách và ánh sáng hay không. Đơn vị quy đổi khoảng cách
được tính như sau:
Khoảng cách = 4 x [số INCH]
Trong đó Khoảng cách là độ dài từ TV đến vị trí ngồi của trẻ.
Số Inch là độ dài đường chéo của TV (1inch=2.54cm)
Ví dụ: TV nhà bạn 40inch => Khoảng cách = 160inch= 406 cm
~ 4 mét.
2. Ánh sáng chuẩn
Một phòng đủ ánh sáng (tự nhiên hoặc đèn) là thích hợp với
trẻ. Không nên tắt hết đèn đi để trẻ chỉ tập trung xem TV. Nhiều bố mẹ có thói
quen xem TV cùng con trước khi đi ngủ, điều này rất có hại đối với mắt bao gồm
cả người lớn và trẻ em.
Nơi để xem TV cũng không nên là phòng ngủ hoặc phòng chơi của
trẻ, vì trẻ sẽ hiểu là nếu nói là "con buồn ngủ" thì sẽ được đưa vào
đó để xem TV một lúc rồi buồn ngủ thì ngủ luôn, trẻ sẽ khó mà ngủ được dễ dàng
khi mải xem phim hoạt hình. Cũng không nên là phòng chơi, vì trẻ thường thích
xem phim hoạt hình hơn các trò chơi vận động hay trí tuệ khác.
3. Thời gian chuẩn
- Trẻ dưới 2 tuổi: 0 phút/ngày (cách ly TV, ipad, điện thoại...)
- Trẻ 2-3 tuổi : 15-20 phút/ngày (xem phim hoạt hình, video
ca nhạc thiếu nhi có hình ảnh chậm, đơn sắc hoặc video nhạc không lời)
- Trẻ >3 tuổi: 30-50 phút/ngày (Xem phim hoạt hình theo tập,
video ca nhạc, video hướng dẫn tập thể dục, chơi trò chơi vận động, dạy làm đồ
chơi handmade đơn giản... Sau 1-3 tập thì nghỉ 3-5 phút, rồi lại xem, tổng thời
gian từ khi bắt đầu xem đến khi kết thúc là 60 phút tính cả thời gian nghỉ)
4. Tầm nhìn chuẩn
TV nên được đặt ngang tầm mắt với trẻ, ngồi thẳng lưng trên
ghế phù hợp với lưng trẻ, để trẻ không cần phải ngước lên quá cao mới có thể
xem được. Máy tính bảng hoặc điện thoại cần được đặt trên bàn, có dụng cụ đỡ thẳng
phù hợp với chiều cao của trẻ. Không để máy tính, điện thoại dưới sàn nhà để trẻ
gù lưng, cúi đầu xem.
5. Quản lý nội dung
Tốt nhất trước khi để con xem một bộ phim nào đó, bố mẹ hãy
xem thật kĩ để kiểm duyệt. Nếu phim có tính bạo lực, ngôn ngữ thuyết minh không
lành mạnh, không có tính giáo dục thì không nên cho trẻ xem. Nếu có thể, hãy
lưu lại những phim mình đã xem trước vào điện thoại, máy tính... để khi cần
xem, trẻ chỉ có thể mở phim từ nguồn đã kiểm duyệt đó thôi. Sẽ thật tốt nếu bố
mẹ xem phim cùng con, và sau khi xem phim có thể rút ra bài học hoặc kể lại nội
dung mà mình vừa xem. Điều đó sẽ giúp phát triển trí nhớ và tư duy của bé rất
nhiều đấy.
6. Tốt nhất là đừng xem nữa
Quảng cái TV đi mà vui sống là điều mà tôi muốn nói với tất
cả những bậc bố mẹ nếu không đáp ứng đủ được 5 yêu cầu kể trên. Trẻ có nhiều hoạt
động khác bổ ích hơn, kinh tế hơn, ít luật lệ và quy định hơn là ngồi xem phim
hoạt hìn. Ví dụ như chơi trò chơi vận động, các trò chơi kích thích thính giác,
thị giác, xúc giác... Khi trẻ đã có quá nhiều hứng thú với TV, thì các loại trò
chơi khác đều sẽ bị giảm sức hút rất nhiều, bạn sẽ khó lòng mà cản con khi con
xin được xem TV thêm chút nữa thay vì chơi các trò chơi mà bạn dày công tổ chức,
thiết kế, sáng tạo ra. Vì vậy, hãy "siết chặt" thời gian xem TV của
con xuống càng ít càng tốt. Vì trẻ không thể lớn lên cùng TV, nhưng sẽ cần nhiều
hơn các kĩ năng từ cuộc sống.
(Sưu tầm, lược dịch và biên tập từ nhiều nguồn)
EmoticonEmoticon